Theo phương án phê duyệt, thiết kế cầu Tứ Liên theo kết cấu dây văng, sở hữu 2 hệ trục cầu chính được tạo hình. Tổng chiều dài cầu Tứ Liên là 2.9km, quy hoạch bảo đảm 6 làn xe chạy.
Cầu Tứ Liên Hà Nội – “Át chủ bài” của giao thông thủ đô
Dự án cầu Tứ Liên – một trong những cây cầu mới sắp xây dựng nối bờ Đông và bờ Tây sông Hồng. Cây cầu này có vai trò quan trọng cho sự phát triển hạ tầng đô thị khu vực Tây Hồ – Đông Anh nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.
Cụ thể, cầu Tứ Liên bắc qua sông Đuống và sông Hồng nối từ đường Nghi Tàm, Tây Hồ sang địa bàn xã Đông Hội, huyện Đông Anh. Tổng chiều dài của cây cầu này vào khoảng 2,6km, với 6 làn xe chạy.
Sau khi được thông xe, cầu sẽ trở thành tuyến giao thông quan trọng kết nối 2 bờ sông Hồng giúp người dân Đông Anh đi và trung tâm thành phố một cách dễ dàng, giảm tải giao thông trực tiếp cho cầu Chương Dương, Long Biên, Nhật Tân, Đông Trù. Giảm thời gian đi lại từ 40 phút xuống còn 10 phút khi đi từ Cổ Loa, Đông Hội vào trung tâm thành phố.
Thiết kế cầu Tứ Liên hiện đại, tổng mức đầu tư của dự án xây dựng cầu Tứ Liên vào khoảng 20.000 tỷ đồng và được triển khai theo hình thức PPP (đầu tư đối tác công – tư). Nhà nước sẽ đối ứng cho chủ đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và 4 cây cầu mới khác bắc qua sông Hồng, sông Đuống quỹ đất khoảng 835ha nằm trên địa bàn huyện Đông Anh, Gia Lâm và quận Long Biên.
Đây là cây cầu thứ 7 nối trung tâm thành phố và các quận, huyện bên kia sông Hồng, cũng là cầu dây văng thứ 2 sau Nhật Tân được xây dựng tại Hà Nội. Công trình nằm giữa cầu Nhật Tân và Long Biên, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh.
Tầm quan trọng của cây cầu dây văng thứ 2 bắc qua sông Hồng
Cầu Tứ Liên khi hoàn thành sẽ giúp phát triển đô thị Hà Nội lên phía Bắc, giãn mật độ dân cư khu vực trung tâm, góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố. Đồng thời cây cầu mới cũng sẽ có vai trò quan trọng đảm bảo các yêu cầu về giao thông vận tải phục vụ cho công tác xây dựng và phát triển chuỗi các khu công nghiệp Bắc Thăng Long – Vân Trì, Đông Anh – Cổ Loa, Gia Lâm – Sài Đồng… tạo điều kiện phát triển văn hóa và du lịch, kết nối trung tâm Hà Nội với các khu du lịch phía Bắc như Cổ Loa, Tam Đảo, Ba Bể.
Đồng thời, cây cầu này cũng góp phần làm giảm ách tắc giao thông cho các tuyến từ nội thành lên các tỉnh phía Bắc, hình thành cửa ngõ thứ ba bên cạnh cầu Thăng Long và cầu Nhật Tân, từ sân bay quốc tế Nội Bài về trung tâm thành phố.
Hé lộ phương án thiết kế cầu Tứ Liên
Theo phương án thiết kế được phê duyệt, Tứ Liên là cầu dây văng, kết hợp văng xoắn, tạo ra các nhịp lớn với hệ khung kết cấu thép nhẹ, hai hệ trụ cầu chính được tạo hình, kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng mới của Hà Nội. Nhịp cầu dài 1.000m, khoảng cách trụ 500m, đỉnh tháp cao 158m, chịu được động đất cấp 8.
Cầu Tứ Liên có chiều dài 2,9km, cầu chính dài 1km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch bảo đảm 6 làn xe cơ giới.
Một số hình ảnh thiết kế:
Dự án cầu Tứ Liên, cây cầu dài bậc nhất bắc qua sông Hồng, được kỳ vọng sẽ tạo nên trục phát triển mới kết nối từ trung tâm Thủ đô tới Đông Anh và sân bay quốc tế Nội Bài, mở ra cơ hội phát triển về hạ tầng đô thị, bất động sản, thương mại không chỉ cho khu vực Tây Hồ – Đông Anh mà cả khu vực các tỉnh phía Bắc Thủ đô.
Đặc biệt, với thiết kế độc đáo, cầu Tứ Liên được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng mới của thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy BĐS khu vực Đông Anh, tạo điều kiện phát triển giá trị, tiềm năng của các dự án BĐS khu vực như dự án Vinhomes Cổ Loa Đông Anh đang khởi công xây dựng….
Xem thêm >>> Hà Nội xây dựng 4 cây cầu vượt sông Hồng với vốn đầu tư gần 27.000 tỷ đồng