Sân bay Long Thanh Đồng Nai được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp 4F (cao nhất), diện tích xây dựng sân bay là 5000m2, quanh sân bay là 25.000m2. Bao gồm 4 nhà ga, 4 đường băng, đáp ứng 100 triệu khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng vốn đầu tư dự án giai đoạn 1 là 109.111,7 tỷ đồng từ 2021 – 2025.
Thông tin chung về sân bay Long Thành Đồng Nai
Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) được quy hoạch trên diện tích đất 5.000 ha tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Dự án gồm 3 giai đoạn với tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD (tương đương hơn 336.000 tỷ đồng).
Sân bay Long Thành là cảng hàng không lớn nhất, quan trọng bậc nhất của Việt Nam, một thị trường hàng không có tốc độ tăng trưởng vào hàng cao nhất thế giới (đứng thứ ba trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương). Sân bay Long Thành nằm ở trung tâm khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, là khu vực kinh tế phát triển năng động, có nhu cầu vận chuyển hàng không cao nhất cả nước.
Dự kiến năm 2025, sân bay Long Thành đưa vào khai thác sẽ tạo động lực lớn cho sự tăng trưởng kinh tế. Công trình được cho là sẽ giúp gia tăng sức hút dòng vốn quốc tế, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài từ khắp các lĩnh vực cũng như gia tăng lượng du khách đến với tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả khu vực phía Nam nói chung.
Vị trí sân bay Long Thành
Theo thông tin quy hoạch từ Chính Phủ, sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Dự án cách thành phố Hồ Chí Minh về hướng Đông, cách sân bay Tân Sơn Nhất 43km, cách thành phố Biên Hòa 30km về hướng Đông Nam, cách TP Vũng Tàu 70km về hướng Bắc, tiếp nối đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Các giai đoạn xây dựng sân bay Long Thành Đồng Nai
Sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng với 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Xây dựng 1 đường băng 75x4000m + 1 nhà ga + đài kiểm soát không lưu, đáp ứng 25 triệu khách và 1.2 triệu tấn hàng hóa/năm (2021 – 2025). Tổng chi phí đầu tư là 109,111 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2: Xây dựng thêm 1 đường băng + 1 nhà ga, đáp ứng 50 triệu khách và 1.5 triệu tấn hàng hóa/năm
- Giai đoạn 3: Xây dựng 2 đường băng + 2 nhà ga, hoàn thiện các hạng mục phụ trợ, đạt công suất 100 triệu khách và 5 triệu tấn hàng/năm.
Sân bay quốc tế Long Thành là sân bay có quy mô lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á tính tới thời điểm hiện tại, nơi trung chuyển hàng hóa khổng lồ, khai thác hết công suất Cảng Cái Mép, (mới chỉ 40%), các tuyến đường giao thương của cả nước, đặc biệt giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất, giảm lưu lượng xe container lưu chuyển hàng hóa ra vào TP.HCM.
Các tuyến đường kết nối với sân bay Long Thành
Sân bay Long Thành tỉnh Đồng Nai có chiều dài 10km, chiều ngang 5km, diện tích 5000m2, cặp song song với cao tốc Long Thành – Dầu Giây. Quy hoạch đường vào sân bay có 3 tuyến chính:
- Tuyến số 1: Kết nối từ QL51 vào chiều dài 3.8km, 10 làn chính, 6 làn đô thị
- Tuyến số 2: Kết nối từ cao tốc Long Thành – Dầu Giây, chiều dài 3.5km với 4 làn đường
- Tuyến số 3: Kết nối từ cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, chiều dài 8.5km với 8 làn chính, 6 làn đô thị
Công suất phục vụ của sân bay Long Thành
Theo quy hoạch tổng thể, sau khi sân bay Long Thành hoàn thiện sẽ có 4 đường cất hạ cánh đạt tiêu chuẩn quốc tế mới nhất, phục vụ các loại máy bay 2 tầng khổng lồ, đáp ứng với 4 nhà ga rộng lớn hiện đại hoàn toàn tự động.
Diện tích đất quanh sân bay vào khoảng 25.000ha và theo kế hoạch, nơi đây sẽ trở thành một Cảng trung chuyển hàng không của Việt Nam và quốc tế. Sân bay Long Thành sẽ là một sân bay cấp 4F hoặc cao hơn theo tiêu chuẩn của ICAO. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 6,7447 tỷ USD.
Tiến độ xây dựng sân bay Long Thành
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về sân bay Long Thành Đồng Nai. Hiện dự án vẫn đang tiếp tục thực hiện xây dựng và sẽ đưa vào khai thác trong thời gian tới.
Xem thêm >>> Bất động sản ven đô – Tầm nhìn đầu tư dài hạn