Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở nhận được khá nhiều sự quan tâm từ khách hàng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về thủ tục sang tên nhà ở xã hội và các thông tin quan trọng liên quan mời quý khách hàng tham khảo.
Khái niệm và tình hình chuyển nhượng nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội là các tòa căn hộ, khu vực được chính phủ hoặc các tổ chức xã hội liên quan hỗ trợ xây dựng cho các hộ gia đình, người thuộc diện khó khăn, thu nhập thấp hoặc trong diện được hưởng. Bởi vậy, giá bán, thuê nhà ở xã hội thường thấp hơn so với thị trường nhằm đáp ứng phù hợp thu nhập của người dân.
Theo quy định của pháp luật thì người mua bán phải tuân thủ các điều kiện về thời gian sử dụng. Do vậy, việc chuyển nhượng nhà ở xã hội tại Việt Nam gặp nhiều hạn chế bởi quy định pháp luật và sự quản lý chặt chẽ từ chính quyền và cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên trên thực tế việc chuyển nhượng và thủ tục sang tên nhà ở xã hội vẫn diễn ra không rõ ràng và minh bạch theo quy định, dẫn đến nhiều tranh chấp từ người dân.
Các trường hợp có thể sang tên nhà ở xã hội
Căn cứ theo Điều 62 Luật Nhà ở 2014, sẽ có hai trường hợp có thể sang tên nhà ở xã hội, cụ thể như sau:
Sau thời hạn 5 năm kể từ khi trả hết tiền mua nhà ở xã hội
- Tại thời điểm này nếu bên mua hoặc thuê có nhu cầu bán lại nhà thì chỉ có thể bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội hoặc đối tượng thuộc diện có thể mua nhà ở xã hội.
- Nếu bán cho đối tượng ngoài đơn vị quản lý thì giá bán phải bằng giá bán nhà ở cùng loại ở cùng thời điểm và địa điểm bán.
- Quý khách không phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà ở xã hội.
Trong thời hạn 5 năm từ khi trả hết tiền mua nhà ở xã hội
- Bán trong thời điểm này thì bên bán phải nộp tiền sử dụng đất và thuế thu nhập theo quy định của Chính phủ và pháp luật.
- Nếu bán cho đối tượng trong diện có thể mua nhà ở xã hội thì giá bán phải bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại ở cùng thời điểm và địa điểm bán. Ngoài ra, trường hợp này không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Thủ tục sang tên nhà ở xã hội mới nhất 2023
Giống với quy trình chuyển nhượng đất, thủ tục sang tên nhà ở xã hội căn cứ theo Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD năm 2016 của Bộ Xây được thực hiện như sau:
- Bước 1: Hai bên bán và nhận ký hợp đồng mua bán nhà đất, văn bản này sẽ được lập thành 6 bản (3 bản bàn giao cho chủ đầu tư lưu trữ, 1 bản nộp cơ quan thuế, 1 bản bên chuyển nhượng và 1 bản bên nhận chuyển nhượng lưu). Nếu cần công chứng thì sẽ cần thêm một bản nữa lưu tại cơ quan công chứng.
- Bước 2: Nếu cần công chứng thì hai bên cần chuẩn bị các giấy tờ gốc dưới đây:
- Bên bán cần có chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, giấy đăng ký kết hôn (nếu bên bán là vợ hoặc chồng trong hộ gia đình) và sổ hồng nhà đất.
- Bên mua cần có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ khẩu thường trú.
Chi phí thực hiện thủ tục sang tên nhà ở xã hội
Khi thực hiện thủ tục sang tên nhà ở xã hội thì quý khách sẽ phải chi trả một số khoản phí sau:
- Tiền sử dụng đất: việc nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 4 của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP được quy định như sau: người bán phải nộp cho ngân sách nhà nước 50% số tiền sử dụng đất đã được phân bổ cho căn hộ chung cư sau khi bán được; nếu là nhà ở thấp tầng liền kề thì người bán phải nộp toàn bộ số tiền sử dụng đất.
- Thuế thu nhập cá nhân: Theo quy định Điều 12 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân được tính bằng cách nhân giá chuyển nhượng với thuế suất 2%.
- Phí trước bạ: là 0,5% của giá chuyển nhượng.
- Ngoài ra còn có các khoản phí khác như phí công chứng và phí địa chính.
Trên đây là thủ tục sang tên nhà ở xã hội mới nhất 2023 và một số thông tin liên quan. Việc tìm hiểu trước các thủ tục sẽ giúp quý khách thực hiện đúng và nhanh chóng hơn để chuyển nhượng hoặc nhận nhà ở.
Xem thêm >>> Hướng dẫn hồ sơ và thủ tục mua nhà ở xã hội mới nhất