Cầu Tây Long hoàn thành hứa hẹn sẽ là yếu tố quan trọng giúp bứt phá liên kết hạ tầng, tạo cú hích kinh tế cho tỉnh Tây Ninh và Long An sau khi sáp nhập trong tương lai gần.

Tiến độ hoàn thành cầu Tây Long kết nối Tây Ninh và Long An

Ngày 17-4, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để kịp hoàn thành dự án cầu Tây Long vào tháng 8 năm nay. Hiện nay công trình đã đạt khoảng 80% khối lượng, mặt cầu có 9 nhịp đã hoàn thiện 4 nhịp, 5 nhịp còn lại đã hạ xong bộ dầm và đang hoàn thiện mặt cầu 5 nhịp này.

Sau nhiều năm chờ đợi, cây cầu này mang ý nghĩa của một công trình giao thông trọng điểm bắc qua kênh Thạch Bích đang bước vào giai đoạn cuối, đánh dấu bước ngoặt mới trong quá trình hoàn thiện tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa.

Cầu Tây Long
Cầu nối đường Hồ Chí Minh từ Khu công nghiệp Thành Thành Công (thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh) sang xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, Long An

Theo Nghị quyết của Trung ương về dự kiến sáp nhập giữa hai tỉnh sáp nhập lại thành 1 tỉnh thì Cầu Tây Long giúp cho ranh giới hành chính giữa hai địa phương không còn khoảng cách, được người dân kỳ vọng sẽ mang lại sự liên kết hạ tầng mạnh mẽ và tạo cú hích phát triển kinh tế vùng.

Ngoài ra, dự án hoàn thành còn giúp đường Hồ Chí Minh được kết nối thông suốt, hình thành tuyến giao thông quan trọng kết giữa hai tỉnh Long An và Tây Ninh. Đồng thời, tạo trục giao thông huyết mạch kết nối với Quốc lộ N2, đường tỉnh 823D tại nút giao thị trấn Hậu Nghĩa, đường Vành đai 3 TP.HCM,… Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đô thị, thu hút đầu tư trên địa bàn, tăng liên kết vùng với TP.HCM.

Cầu Tây Long
Đã xây xong mặt cầu phía Long An, phía Tây Ninh đã xong các trụ cầu

Quy hoạch cầu Tây Long

Cầu Tây Long mang tên ghép giữa Tây Ninh và Long An nằm ở km62+606, bắc qua kênh đào Thạch Bích là ranh giới hành chính giữa hai tỉnh. Cầu nối giữa xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, Long An sang thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh.

Cây cầu này thông xe sẽ trở thành một tuyến giao thông liên kết quan trọng giữa hai tỉnh Long An và Tây Ninh, cùng với hai tuyến đường hiện hữu khác kết nối giữa hai tỉnh.

Cầu thuộc dự án tuyến Chơn Thành – Đức Hòa (cao tốc Bắc – Nam phía tây). Dự án này là một phần đường cao tốc Bắc – Nam phía tây, dài 72,75km, đi qua địa bàn ba tỉnh Bình Dương, Tây Ninh và Long An.

Điểm đầu tuyến tại xã Trừ Văn Thố (huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương), và điểm cuối tại nút giao với quốc lộ N2 thuộc xã Hòa Khánh Đông (huyện Đức Hòa, Long An).

Cầu Tây Long
Cầu mang tên ghép giữa Tây Ninh và Long An

Giai đoạn phân kỳ, dự án được đầu tư quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường hơn 12m; bề rộng mặt đường hơn 11m. Giai đoạn hoàn chỉnh dự án có quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường hơn 32m. Tổng mức đầu tư dự án gần 2.300 tỉ đồng.

Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần tăng cường kết nối giữa các khu công nghiệp lớn như Khu công nghiệp Minh Hưng (Bình Phước), Khu công nghiệp Bàu Bàng (Bình Dương) và các khu công nghiệp tại Tây Ninh, Long An, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh lên TP.HCM và ngược lại.

Cầu Tây Long
Dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn Chơn Thành – Đức Hòa có tổng chiều dài khoảng 72,75 km.

Cầu Tây Long không chỉ là một phần quan trọng trong việc hoàn thiện tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa mà còn đóng vai trò chiến lược trong việc kết nối các khu công nghiệp lớn như Khu công nghiệp Minh Hưng (Bình Phước), Khu công nghiệp Bàu Bàng (Bình Dương) và các khu công nghiệp tại Tây Ninh, Long An.

Việc hoàn thành cầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh lên TP. HCM và ngược lại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và tăng cường liên kết vùng giữa các tỉnh phía Nam.

Cầu Tây Long
Xây dựng cầu vượt qua nút giao của khu công nghiệp Thành Thành Công (TX.Trảng Bàng)

Bất động sản Long An ngày càng thể hiện sức nóng

Cùng với cầu Tây Long, hàng loạt tuyến giao thông trọng điểm tại khu vực Long An, Tây nionh đang được hoàn thiện và mở rộng, góp phần gia tăng giá trị và sức nóng của bất động sản khu vực. Một số hạ tầng giao thông có thể kể đến như: mở rộng tuyến Quốc lộ 1, cải tạo, nâng cấp quốc lộ 22, hình thành tuyến ĐT 830, đường Vành đai TP.Tân An và cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây; trục động lực kết nối TP.HCM – Long An – Tiền Giang; Cảng quốc tế Long An và trục hạ tầng giao thông – đô thị kết nối với TP.HCM; Vành đai 3, Vành đai 4 TP.HCM…

Với sự chuyển động mạnh mẽ của hạ tầng, ngay từ đầu năm 2025, các “ông lớn” như Vinhomes, Ecopark đã “khuấy động” thị trường bất động sản Long An. Thông tin về các ông lớn đổ bộ đã lập tức tạo nên đợt sóng nhẹ cho thị trường, ghi nhận toàn khu vực bắt đầu có sự quan tâm của giới đầu tư khắp cả nước.

Cầu Tây Long
Một trong những dự án khu đô thị trên địa bàn tỉnh Long An

Một trong những dự án nổi bật nhất phải kể đến Khu đô thị mới Hậu Nghĩa (tên thương mại Vinhomes Green City) tại thị trấn Hậu Nghĩa, xã Đức Lập Thượng và Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An do Vingroup làm chủ đầu tư.

Dự án này có quy mô gần 200 ha, tổng vốn đầu tư hơn 28.000 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD, dân số dự kiến khoảng 40.000 người. Đây là dự án nằm trong quy hoạch thuộc vùng đô thị và công nghiệp, trong hành lang kinh tế bám theo trục đường vành đai 4 và trục động lực kinh tế của tỉnh Long An, kết nối với vùng Đông Nam Bộ và TP.HCM.

Cầu Tây Long
Phối cảnh dự án Vinhomes Green City Long An

Có thể thấy, với sự xuất hiện của cầu Tây Long và các tuyến giao thông quan trọng tại khu vực Long An, thị trường bất dộng sản tại đây ngày càng được chú ý với tiềm năng gia tăng giá trị bền vững.

Xem thêm >>> Dự án đường sắt đô thị TPHCM – Cần Giờ chính thức giao Vingroup nghiên cứu

Thêm bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0903.696.333