Đường vành đai 4 TP Hồ Chí Minh (CT.41) thuộc hệ thống cao tốc quốc gia, kết nối TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Với chiều dài 207 km đạt chuẩn hiện đại, dự án giúp tăng hiệu quả vận chuyển hàng hóa và cải thiện giao thông cá nhân.
Thông tin chi tiết về Vành đai 4 Hồ Chí Minh – Khi nào khởi công?
Dự án Vành đai 4 TP.HCM là dự án đường bộ lớn nhất vùng Đông Nam Bộ tới nay, có tầm quan trọng trong việc kết nối giao thông và phát triển kinh tế. Vành đai sở hữu tổng chiều dài tới 207km, đi qua TP.HCM (20.5km), Bình Dương (47.95km), Đồng Nai (46.08km), Long An (74.5km) và Bà Rịa – Vũng Tàu (18.23km). Riêng đoạn Bình Dương sẽ được triển khai riêng theo kế hoạch đầu tư được HĐND tỉnh này thông qua.

Dự án là đường cao tốc loại A có từ 6 – 8 làn xe, tốc độ thiết kế tới 80 – 100km/h. Số tổng đầu tư giai đoạn 1 của vành đai dự kiến là 122.774 tỉ đồng, trong đó có hơn 53.000 tỉ đồng từ khu vực tư nhân (PPP), còn lại là ngân sách nhà nước.
Theo kế hoạch, công trình dự kiến khởi công vào quý III/2026 sau khi hoàn tất công tác giải tỏa mặt bằng và đền bù, với mục tiêu đưa vào vận hành toàn tuyến vào năm 2028.
=>> Xem thêm: Tây Bắc TPHCM đón “đại bàng” bất động sản nhờ hạ tầng mở lối
Đường Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh – Cầu nối giao thương chiến lược tại Long An
Nhờ vị trí địa lý đặc thù, Long An được xem là điểm trung chuyển quan trọng giữa TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ – Tây Nam Bộ. Việc hình thành Vành đai 4 sẽ củng cố vai trò của Long An trong phát triển kinh tế, thúc đẩy thương mại và thu hút đầu tư, đồng thời giảm tải cho hệ thống giao thông hiện hữu của TP.HCM.
Tuyến đường đi qua Bến Lức, kết nối trực tiếp với cao tốc TP.HCM – Trung Lương, thiết lập hành lang vận tải liên hoàn giữa Long An, TP.HCM và khu vực Tây Nam Bộ.

Khi liên thông với Bình Dương, Vành đai 4 sẽ tạo lợi thế kết nối tới các khu công nghiệp trọng điểm như VSIP, Mỹ Phước, giúp Long An hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng công nghiệp. Mặt khác, đoạn tuyến qua Đồng Nai sẽ rút ngắn khoảng cách tới sân bay Long Thành tương lai, tối ưu hóa hoạt động logistics và xuất khẩu.
Đáng chú ý, kết nối trực tiếp tới cảng Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) sẽ đưa Long An vào vị thế then chốt trong mạng lưới xuất nhập khẩu toàn cầu.
Vinhomes Green City hưởng lợi gì từ đường Vành đai 4?
Được biết, Vinhome Green City nằm sát tuyến đường Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh và đang là tâm điểm thu hút đầu tư khi dự án đường này hoàn thành. Vậy Vinhome Hậu Nghĩa hưởng lợi trực tiếp gì từ hạ tầng này?
Tăng khả năng kết nối vùng
Với vị trí gần trục Củ Chi – Bến Lức, cư dân Vinhomes Green City có thể đến TP.HCM nhanh chóng qua tuyến Bình Chánh – Long Thành, tránh được khu vực nội đô. Thay vì phải đi vòng qua Quốc lộ 1A, giờ đây có thể di chuyển trực tiếp theo hướng này, giúp tiết kiệm thời gian đáng kể. Hệ thống cao tốc hiện đại còn giúp kết nối thuận tiện với các tỉnh lân cận.
Tăng giá trị bất động sản
Khi một tuyến đường lớn được triển khai, giá đất quanh khu vực đó thường tăng theo chu kỳ phát triển hạ tầng – đây là thực tế đã được chứng minh nhiều lần. Theo kinh nghiệm từ Vành đai 3, giá đất ven tuyến có thể tăng 30–70% sau 2–3 năm đưa vào vận hành. Vị trí liền kề trục giao thông huyết mạch giúp dự án trở thành điểm “vàng” cho nhà đầu tư.

Tăng khả năng khai thác thương mại
Dòng người và phương tiện gia tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu thuê mặt bằng kinh doanh, từ shophouse đến dịch vụ lưu trú. Cơ hội phát triển các mô hình như trung tâm phân phối, kho bãi logistics nhờ kết nối đa phương thức.
Đường vành đai 4 TP Hồ Chí Minh không chỉ là công trình giao thông đơn thuần mà còn là động lực tái cấu trúc không gian kinh tế vùng. Với tác động tích cực đến phát triển đô thị, gia tăng giá trị bất động sản và thúc đẩy thương mại dịch vụ, dự án này xứng đáng là “mạch máu” kết nối Đông Nam Bộ trong thập kỷ tới.
=>> Xem thêm: Cầu Tây Long kết nối Tây Ninh và Long An sắp hoàn thành