Vay tiền bằng cách thế chấp sổ đỏ là việc đã rất phổ biến đối với nhiều người dân, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ hết các quy định của việc thế chấp. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất và hiểu rõ hơn về giải pháp này.

Khái niệm thế chấp sổ đỏ 

Thế chấp sổ đỏ là tên gọi quen thuộc của người dân để chỉ công việc thế chấp quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất. 

Những điều kiện thế chấp Sổ đỏ

Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất có thể thực hiện quyền thế chấp khi có các điều kiện dưới đây:

  • Có Giấy chứng nhận theo pháp lý. Trừ những trường hợp nằm trong khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.
  • Đất thế chấp không có sự tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo việc thi hành án;
  • Đất còn trong thời hạn sử dụng.

Những điều kiện trên đây là các điều kiện để người sử dụng đất thực hiện việc thế chấp. Tuy nhiên thì nhiều ngân hàng lại có những quy định riêng cần phải tuân theo như: người sử dụng đất trên 60 tuổi thực hiện thế chấp sẽ bị từ chối làm việc. 

Điều kiện thế chấp sổ đỏ bạn cần biết
Điều kiện thế chấp bạn cần biết

Công chứng hợp đồng thế chấp 

Công chứng hợp đồng thế chấp là công việc bắt buộc trong quá trình thế chấp của người dân căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:

Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực trừ trường hợp người thế chấp kinh doanh bất động sản theo quy định tại điểm b.

Địa điểm công chứng hợp đồng thế chấp phải được thực hiện tại Văn phòng công chứng trực thuộc tại nơi có đất. 

Mất bao lâu thế chấp sổ đỏ có hiệu lực?

Tại Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013, thế chấp sổ đỏ sẽ có hiệu lực khi được đăng ký vào sổ địa chính, cụ thể: Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại các cơ quan có thẩm quyền và có hiệu lực khi đã đăng ký vào sổ địa chính.

Hồ sơ thế chấp sổ đỏ

Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 99/2022/NĐ-CP về việc thế chấp Sổ đỏ, người yêu cầu thế chấp phải nộp 1 bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:

  • Bản chính của phiếu yêu cầu (theo Mẫu 01a).
  • Hợp đồng bảo đảm (có công chứng trong trường hợp luật khác có liên quan quy định (bản chính hoặc bản sao có công chứng).
  • Bản gốc của Sổ đỏ (trừ trường hợp nếu người thế chấp nộp thêm một trong hai loại hồ sơ biện pháp bảo đảm là Hồ sơ biến động tài sản gắn liền với đất và hồ sơ chứng thực quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).
Hồ sơ thế chấp sổ đỏ cần những gì?
Hồ sơ thế chấp cần những gì?

Các bước thực hiện thế chấp 

Bước 1: Nộp hồ sơ cho văn phòng, cơ quan đăng ký đất đai.

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận các hồ sơ đã đầy đủ giấy tờ.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ (thời gian giải quyết không quá 3 ngày làm việc từ khi cơ quan nhận được hồ sơ).

Sổ đỏ có đất đang thế chấp có bán được không?

Căn cứ theo Khoản 8 Điều 320 và khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên thế chấp không được bán, tặng hoặc trao đổi tài sản thế chấp cho người khác trừ trường hợp bên nhận thế chấp đồng ý.

Thế chấp không trả lãi đúng hạn bị xử lý thế nào?

Tại Khoản 7 Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015, bên nhận đơn thế chấp sẽ có quyền xử lý tài sản thế chấp (cụ thể là đất) nếu bên thực hiện thế chấp không trả lãi đúng hạn theo hợp đồng. Những trường hợp khác thì sẽ do các bên thỏa thuận hoặc tại luật có quy định.

Trên đây là khái niệm thế chấp sổ đỏ và một số lưu ý cần phải biết để tránh các rủi ro không đáng có trong quá trình làm thế chấp. Hy vọng thông tin sẽ giúp quý khách hiểu hơn về thế chấp và quá trình làm việc được thuận lợi.

Xem thêm >>> Lợi ích của việc đầu tư nhà cho thuê và các lưu ý

Thêm bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0903.696.333